Trĩ ngoại và những điều bạn nên biết

Bệnh trĩ ngoại là một trong những bệnh lý về đường hậu môn hay gặp nhất, sau trĩ nội.

Bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn trĩ nội. Trĩ nội với trĩ ngoại cũng tương đối giống nhau nên mọi người thường nhầm lẫn và phân biệt sai giữa hai loại bệnh này

Do đó hay cùng tôi tìm hiểu qua về bệnh trĩ ngoại:

Trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là do các đám rối tĩnh mạch hay các nếp nhăn ở hậu môn bị phồng, sa dãn quá mức gây sưng, viêm hay phù, nề nên dẫn tới bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại nằm ở dưới đường lược, nằm ở ngoài hậu môn. Trĩ ngoại được cấu tạo từ các biểu mô lát tầng và có các dây thần kinh cảm giác, nên sẽ gây đau cho người bệnh dù bệnh trĩ ngoại mới ở giai đoạn đầu

Trĩ ngoại rất dễ nhận biết ở giai đoạn đầu do nằm ngoài vùng hậu môn, có thể cảm nhận hoặc bằng tay

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại cũng giống như trĩ nội, đều có các dấu hiệu điển hình như:

Cùng tìm hiểu thêm: Trĩ nội là gì?

Xuất hiện máu là biểu hiện chính

Xuất hiện máu: Cũng giống như trĩ nội, trĩ ngoại cũng sẽ xuất hiện máu khi người bệnh đi đại tiện, hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đại tiện. Tùy vào mức độ bệnh mà lượng máu xuất hiện nhiều hay ít. Dấu hiệu này sẽ dễ làm cho mọi người phân biệt nhầm lẫn giữa trĩ nội và trĩ ngoại

Đau vùng hậu môn: Do cấu tạo từ các biểu mô, có dây thần kinh cảm giác nên khi đại tiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau, rát vùng hậu môn. Nếu như bệnh trĩ ngoại xảy ra trong thời gian dài nó sẽ gây đau rát thường xuyên cho người bệnh: đi đại tiện hoặc đi lại, sinh hoạt.

Bệnh trĩ ngoại gây ra đau đớn cho bệnh nhân sẽ làm cho người bệnh sợ hãi mỗi lần khi đi đại tiện.

Xuất hiện búi trĩ: Xuất hiện cục thịt thừa mềm hoặc cứng nằm ngoài vùng hậu môn, nếu sờ vào sẽ có cảm giác đau.  

Thông tin tham khảo: Địa chỉ khám trĩ ở Hà Nội

Các giai đoạn của trĩ ngoại

- Giai đoạn 1: Trĩ ngoại mới hình thành, nằm ngoài vùng hậu môn, xuất hiện cục thịt thừa mềm, nhỏ như hạt đỗ. Khi đại tiện, người bệnh sẽ cảm giác đau nhẹ vùng hậu môn. Ở giai đoạn 1, máu cũng sẽ xuất hiện, dính trên phân nhưng không nhiều

- Giai đoạn 2: Búi trĩ to hơn sa hẳn ra ngoài hậu môn, gây ra chảy máu, đau rát khó chịu cho người bệnh. Nhưng với các búi trĩ ở giai đoạn này, có thể co lại vào trong hậu môn.

- Giai đoạn 3: Các búi trĩ hình thành lớn dần, máu xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt các búi trĩ không thể tự co lại, bắt buộc phải có tác động từ bên ngoài thì các búi trĩ này mới có thể co rụt lại vào trong. Ở giai đoạn này, các búi trĩ ngoại dần dần ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và tinh thần người bệnh

- Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại. Các búi trĩ sa ra ngoài, không thể làm cách nào để các búi trĩ có thể co lại vào trong. Do các búi trĩ nằm bền ngoài nên khi đại tiện, đi lại thậm chí nằm yên cũng sẽ gây đau tức dữ dội cho người bệnh. Đồng thười nó cũng gây ra ẩm ướt, mùi hôi ở hậu môn, gây ra khó chịu, ngứa ngáy. Dù người bệnh có vệ sinh nhiều lần thì tình trạng này vẫn không giảm thiểu.

Đặc biệt, ở giai đoạn cuối, người bệnh có nguy cơ bị tắc ống hậu môn, gây ra hàng loạt bệnh về hậu môn như: rò hậu môn, apxe hậu môn. Nguy hiểm hơn, người bệnh sẽ phải sống chung với hậu môn nhân tạo cả đời.

Bệnh trĩ ngoại nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu như phát hiện sớm, mọi người nên điều trị ngay để có thể tránh được những tình huống xấu mà bệnh trĩ ngoại đem lại